Thịt đỏ trong cách hiểu ẩm thực truyền thống là các loại thịt mang sắc đỏ khi còn tươi và không đổi thành màu trắng khi nấu chín. Đây là loại thịt từ phần lớn các loài thú. Thịt đỏ được định nghĩa cụ thể là các loại thịt bò, thịt cừu,….
Các loại thịt đỏ được ghi nhận là chứa nhiều đạm và phù hợp cho sự phát triển của thể chất, loại thịt này chứa một hàm lượng đạm khá cao, rất tốt cho người ở tuổi thành niên. Lý tưởng nhất là ăn 2 lần/tuần (khẩu phần mỗi lần ăn từ 100-150g) và ăn rau củ giúp tiêu hóa thịt đỏ.
Thịt đỏ là có chứa nhiều vitamin B12 (giúp sản sinh DNA, nuôi dưỡng các tế bào thần kinh và hồng cầu), niacin và vitamin B6.
Thịt bò và thịt lợn dồi dào hàm lượng protein, sắt và kẽm. Đơn cử như thịt bò có chứa hàm lượng kẽm nhiều gấp 11 lần so với cá ngừ và gấp 3 lần lượng sắt so với cải bó xôi. Thịt đỏ còn chứa những axit béo có lợi cho sức khỏe như omega 3, omega 6. Ngoài ra, thịt đỏ có hàm lượng chất sắt cao, một thành phần mà các thiếu nữ hay phụ nữ ở độ tuổi sinh sản thường hay thiếu.
Thịt đỏ không phải lúc nào cũng gây hại cho sức khỏe. Trái lại, thịt đỏ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu nó được chế biến đúng cách và tiêu thụ với số lượng hợp lý. Khi tiêu thụ thịt đỏ mang lại lợi ích cho sức khỏe, cụ thể là:
- Có tác dụng quan trọng trong việc cung cấp chất đạm cho cơ thể, vì thịt là nguồn giàu chất đạm nhất trong các loại thực phẩm. Tuy nhiên khi tiêu thụ thịt đỏ hoặc thịt trắng, chỉ nên ăn thịt nạc, không mỡ.
- Có tác dụng quan trọng trong việc cung cấp và tăng cường năng lượng: thịt là một trong những nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể do đó không nên từ bỏ thói quen ăn thịt trong chế độ ăn hàng ngày vì khi không ăn thịt sẽ khiến nguồn dinh dưỡng cung cấp vào cơ thể bị mất cân bằng và khiến cơ thể thiếu năng lượng để thực hiện các hoạt động hàng ngày.
- Có tác dụng bổ sung vitamin B12, trong đó vitamin B12 là một loại vitamin chủ yếu có nguồn gốc từ động vật, trong đó có thịt đỏ. Vitamin B rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Nếu cơ thể thiếu hụt vitamin B có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, các thai phụ cần ăn thịt để bổ sung đủ lượng vitamin B cần cho cơ thể trong giai đoạn mang thai.
- Có tác dụng phòng chống ung thư: các loại sản phẩm chế biến từ sữa và thịt bò có chứa axít linoleic – một chất chống ung thư. Ngoài khả năng chống ung thư, axít linoleic còn đóng vai trò thiết yếu trong việc điều trị ung thư vú.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Khi ăn thịt là giúp cung cấp chất kẽm vào cơ thể mà kẽm là một vi dưỡng chất có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch và còn có một lợi ích là làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.
- Có tác dụng cải thiện trí thông minh: Việc ăn thịt có thể ảnh hưởng đến trí thông minh của con người vì lượng chất béo tốt và chất dinh dưỡng chứa trong thịt đỏ có thể giúp thúc đẩy quá trình phát triển của não và trí thông minh của con người.
- Có tác dụng cung cấp axít béo omega-3: Thịt đỏ là một trong những dạng giàu axít béo omega-3.
Ngoài ra, ăn thịt đỏ ở mức độ vừa phải có thể giúp chống trầm cảm và lo lắng ở phụ nữ, một điều tra mối liên hệ giữa ăn thịt đỏ và sự hiện diện của chứng trầm cảm, lo lắng ở hơn 1.000 phụ nữ ở Mỹ đã bác bỏ quan điểm rằng thịt đỏ có thể không tốt cho sức khỏe tâm thần vì nhiều nghiên cứu từ các nước khác cho thấy ăn thịt đỏ có liên quan đến các rủi ro sức khỏe thể chất do đó những ai ăn ít thịt đỏ có nguy cơ bị trầm cảm, lo lắng cao gấp 2 lần so với những người ăn thịt đỏ ở mức vừa phải.